Đau răng uống Panadol được không?

Đau răng uống Panadol được không?

Đau răng uống Panadol được không?

Panadol đi đầu trong việc phát minh ra thuốc giảm đau, không ngừng cải tiến , tung ra thị trường nhiều loại sản phẩm với chủng loại, hình dạng khác sau, phục vụ tốt nhu cầu  thị trường và người dùng.

Paradol là thuốc phổ biến trên thị trường, có mặt tại hầu như các tiệm thuốc, trạm y tế và thường thấy trong các đơn thuốc. Tuy vậy Panadol là loại thuốc không có tính gây nghiện nên có thể mua sử dụng khi cần thiết. Vậy đau răng có uống Panadol được không? Mời các bạn hãy xem qua thông tin của sản phẩm.

Nhóm thuốc: Panadol thuộc nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt.

Thành phần:

  • 500mg Paracetamol
  • 65mg Caffeine

Tính chất

Thành phần chính là Paracetamol là chất giảm đau, hạ sốt hữu hiệu. Tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.

Ít tác động đến tim mạch và hệ hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng và chảy máu dạ dày.

Chỉ định với các trường hợp đau từ nhẹ đến vừa và sốt.

  • Đau đầu.
  • Đau nữa đầu.
  • Đau răng.
  • Đau sau khi sử dụng các dịch vụ nha khoa.
  • Đau bụng kinh.
  • Đau cơ.
  • Đau họng.
  • Đau cơ xương.
  • Sốt và đau sau khi tiêm.
  • Đau do viêm xương khớp.

Chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với Paracetamol, caffeine hoặc bất kì thành phần nào của thuốc. Đặc biệt chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi.

Liều lượng

Nên dùng 1 đến 2 viên Panadol mỗi lần, khoảng thời gian giửa các lần sử dụng thuốc ít nhất 4 giờ nếu cần.

Không sử dụng quá 8 viên Panadol trong 24 giờ.

Không sử dụng Panadol chung với các thuốc chứa Paracetamol khác.

Tác dụng phụ không mong muốn

Hầu hết người dùng sử dụng Panadol rất hiếm xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu phát hiện dấu hiệu lạ sau khi sử dụng thuốc nên đến bác sĩ điều trị kịp thời

Các tác dụng phụ hiếm gặp sau khi sử dụng thuốc do Paracetamol gây ra như:

  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết dẫn đến giảm tiểu cầu.
  • Rối loạn miễn dịch dẫn đến phản ứng da như phát ban, mề đay.
  • Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất dẫn đến co thắt phế quản.

Tác dụng phụ hiếm gặp sau khi sử dụng thuốc do Caffeine gây ra: bồn chồn, chóng mặt, buồn nôn…

Sử dụng Panadol quá nhiều dẫn đến lờn thuốc, mất tác dụng của Panadol và những thuốc có chứa Paracetamol, Caffeine.

Khi sử dụng Panadol cùng với chế độ ăn uống có chứa Caffeine sẽ gây mất ngủ, lo lắng, đâu đầu, hồi hộp và có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Thận trọng chú ý

Với các bệnh nhân suy gan, thận, hội chứng hoại tử da hay hội chứng Lyell.

Đối với phụ nữ đang mang thai: vẫn chưa xác định được bất kì nguyên hiểm nào của Paracetamol đối với thai kì. Nhưng khuyến cáo không nên sử dụng Panadol trong quá trình mang thai vì Caffeine có thể làm tăng nguy cơ sảy thai do tích lũy quá nhiều Caffeine trong cơ thể

Đối với phụ nữ đang cho con bú: Các thành phần trong Panadol được bài tiết qua sữa mẹ. Tuy vậy cho đến nay vẫn chưa phát hiện ra độc tính đáng kể đối với mẹ và bé.

Lưu ý khi mua và sử dụng thuốc

Nên lựa chọn những nhà thuốc uy tín để mua.

Kiểm tra kỹ thuốc trước khi mua về đơn vị sản xuất, tên thuốc, đặc biệt là hạn sử dụng.

Nên hỏi kĩ các thông tin về thuốc trước khi mua.

Lưu ý không quá lạm dụng thuốc. Đến bệnh viện khám và điều trị nếu gặp dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc.

Bảo quản thuốc nơi thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em.